GIỚI THIỆU VỀ CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA LÂM NGHIỆP

GIỚI THIỆU VỀ CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

Khoa Lâm nghiệp hiện đang đào tạo 3 ngành quan trọng của lâm nghiệp, hầu hết các ngành đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể như sau:

1. NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN ( Chuyên thiết kế nội thất vật liệu gỗ)

            Ngành Công nghệ chế biến gỗ phát triển rất mạnh ở nước ta hiện nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2014 mới chỉ đạt 6,3 tỷ USD, năm 2015 đạt 7,0 tỷ USD, thì đến năm 2019 đã đạt tới kỷ lục mới, thu về hơn 11 tỉ USD, tăng gần 107% so với kế hoạch, và ghi nhận xuất siêu hơn 8 tỉ USD. Tính chung 2 tháng đầu năm 2020 kim ngạch đạt gần 1,58 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 2 tháng đầu năm 2020, riêng nhóm sản phẩm gỗ chiếm 72,1% trong tổng kim ngạch, đạt gần 1,14 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Untitled 3

Chương trình học cung cấp cho người học kiến thức từ khâu thiết kế, lựa chọn nguyên liệu vật tư, sản xuất, đến khâu đưa sản phẩm ra thị trường. Người học không những thành thạo kỹ năng nghề nghiệp mà còn được bổ sung năng lực ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm làm tiền đề để tự phát triển bản thân sau khi ra trường. Đăc biệt, chương trình sẽ được triển khai, vận hành theo mô hình nhà trường kết hợp với môi trường thực hành chuyên nghiệp tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trong và ngoài nước. Đây là sẽ co hội tốt cho sinh viên phát triển nghề nghiệp tại các công ty đa quốc gia. Đặc biệt công ty DONGWHOA của Hàn Quốc đóng tại khu công nghiệp Sông Công 2 Thái Nguyên. Ngoài ra chương trình đào tạo đi sâu vào thiết kế nội thất đồ gỗ sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về mỹ học, văn hóa, luật phối cảnh, lịch sử thiết kế nội thất, nguyên lý thiết kế nội thất, nhân trắc học, vật liệu, âm thanh và ánh sáng các hệ thống đồ án thiết kế đồ đạc, nhà ở, cửa hàng, văn phòng, khách sạn... Sinh viên tốt nghiệp ngành này có khả năng cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật liên quan đến thiết kế nội - ngoại thất; có thể thiết kế nội thất hoàn chỉnh; tổ chức thi công các hạng mục của công trình nội - ngoại thất theo những phong cách khác nhau, từ cổ điển đến hiện đại.Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có làm việc các vị trí như Kỹ sư Thiết kế đồ gỗ; Kỹ sư Lập kế hoạch sản xuất; Kỹ sư Quản lý sản xuất; Tổ trưởng tổ sản xuất; Quản đốc phân xưởng; Quản lý và kiểm soát chất lượng; Giảng viên, nghiên cứu viên,Làm thiết kế tự do (freelancer) là một hướng đi được nhiều bạn trẻ ưa chuộng với ưu điểm không bị gò bó về thời gian, không gian làm việc, thu nhập cao.

UntitledUntitled 1

2. NGÀNH LÂM SINH (Chuyên ngành Lâm sinh và Nông lâm kết hợp)

Ngành Lâm sinh (tiếng Anh là Silviculture) là ngành đào tạo các cán bộ Lâm sinh có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, bảo tồn và sử dụng hệ sinh thái rừng đặc biệt ở vùng đồng bằng, có kiến thức cơ bản và thực tế về hệ sinh thái rừng. Chương trình đào tạo ngành Lâm sinh trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức về sinh thái học, lâm sinh, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng. Các kiến thức và kỹ năng thiết kế, chỉ đạo thực hiện các công trình xây dựng và phát triển rừng; khả năng điều tra, đánh giá tài nguyên thiên nhiên, rừng và môi trường, quy hoạch lâm nghiệp và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp; khả năng nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ lâm nghiệp. Ngoài ra, sinh viên cũng được trang bị các kiến thức về sử dụng khai thác các tiềm năng kinh tế về rừng và gỗ mang lại, bảo đảm tính bền vững về môi trường và kinh tế mà vùng sinh thái mang lại.

Untitled5 Untitled7Untitled6Untitled8Untitle9

Sau khi tốt nghiệp ngành Lâm sinh, sinh viên có thể đảm nhận những công việc liên quan đến lĩnh vực lâmsinh, làm việc tại các doanh nghiệp lâm nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn các cấp, các cơ quan điều tra rừng và nghiên cứu về lâm nghiệp, các trung tâm khuyến nông lâm ở trung ương và địa phương. Cụ thể, các bạn có cơ hội làm việc tại:

  • Cơ quan quản lý nhà nước: Các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng Cục lâm nghiệp, Chi cục kiểm lâm, Chi cục lâm nghiệp, Trung tâm Khuyến nông - khuyến lâm quốc gia, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tại cấp tỉnh, huyện, xã, phòng khuyến nông lâm, lâm trường.
  • Các công ty, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển nông thôn, bảo vệ tài nguyên và môi trường…
  • Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Chi cục Kiểm lâm; Trung tâm Khuyến Nông - lâm, các Viện, Trường, Dự án nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Bảo tồn tài nguyên; Các cơ sở sản xuất và chế biến liên quan đến gỗ và sản phẩm gỗ, cây dược liệu, Khu bảo tồn, Vườn Quốc gia, Trung tâm quản lý và khai thác rừng, Công ty công trình đô thị…
  • Tư vấn cho các chương trình, dự án về lĩnh vực nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn các cấp.
  • Giảng viên hay nghiên cứu viên tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các Viện, Trường và Trạm nghiên cứu.
  • Chuyên viên cho các công ty kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, các lâm trường và trang trại lớn, các chương trình dự án phát triển nông thôn.

3. NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG (Kiểm lâm)

  • Tài nguyên rừnglà một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên có thể tái tạo được. Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước và không khí. Con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên này để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống.
  • Untitled11
  • Quản lý tài nguyên rừng(tiếng Anh là Forest Resources Management) là ngành nhằm đào tạo những kỹ sư lâm nghiệp kỹ thuật có trình độ, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; có kiến thức vững chắc về lý thuyết và thực hành chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng, có khả năng quản lý, tổ chức phát triển bền vững tài nguyên môi trường và chức năng nghiệp vụ khác của rừng.
  • Untitled12Untitled121
  • Chương trình đào tạo ngành Quản lý tài nguyên rừng sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức cơ sở ngành về Xã hội học, Xã hội học nông thôn, Sinh lý thực vật, Thống kê lâm nghiệp, Đất - lập địa, Thực vật rừng, sinh thái rừng, Khí tượng - thủy văn rừng; có kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng: Trồng rừng, Phòng chống cháy rừng, Quy hoạch và điều chế rừng, Quản lý sử dụng đất, Côn trùng lâm nghiệp, Bệnh hại rừng, Đo đạc và bản đồ, Đa dạng sinh học, Điều tra rừng, Quản lý rừng bền vững, Kinh tế tài nguyên môi trường, động vật rừng…Từ đó, sinh viên sau tốt nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu công việc chuyên môn.Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và hội nhập quốc tế vai trò của lực lượng chuyên trách về bảo vệ tài nguyên rừng (Kiểm lâm) càng được đề cao, đó là: tăng cường năng lực quản trị rừng và thực thi pháp luật Lâm nghiệp, góp phần tích cực trong giảm mất rừng và suy thoái rừng, kiểm soát nguồn gốc hợp pháp và nâng cao giá trị cho sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên thị trường trong và ngoài nước, tham gia phát triển dịch vụ môi trường rừng.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có cơ hội làm trong các lĩnh vực sau:

  • Các cơ quan quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ như Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Bảo vệ rừng chuyên trách trong các Ban Quản lý rừng phòng hộ, Công ty Lâm nghiệp
  • Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên rừng và môi trường các cấp, như Kiểm Lâm, Tài nguyên Môi trường, Hải quan, Cảnh sát môi trường …
  • Các doanh nghiệp nhà nước như công ty lâm nghiệp, công ty công viên, cây xanh…
  • Các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp tư nhân về nông lâm nghiệp, cảnh quan đô thị…
  • Các tổ chức phi chính phủ như WWF, ENV, Birdlife, IUCN, SNV, FFI…
  • Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, viện, trung tâm nghiên cứu có giảng dạy và nghiên cứu về lâm nghiệp và phát triển nông thôn.
  • Thực tập sinh tại nhiều nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ, Israel…